BÁO CÁO Đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng năm 2017


UBND PHƯỜNG MẠO KHÊ

TTHTCĐ MẠO KHÊ

 
   

Số: 01-2018/BC-TTHTCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mạo Khê , ngày 22 tháng 1 năm 2018

 

BÁO CÁO Đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động  Trung tâm học tập cộng đồng năm 2017

 
   

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều.

Thực hiện công văn số: 41/PGD&ĐT ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Phòng GD&ĐT Đông Triều về việc báo cáo đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường trên địa bàn thị xã;

TTHTCĐ phường Mạo Khê báo cáo đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động trong năm 2017, với những nội dung cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình địa phương

Phường Mạo Khê hiện nay có dân số trên 4 vạn ng­ười với gần 10 ngàn hộ gia đình, được phân chia thành 24 khu phố; có diện tích đất tự nhiên là 19,06km2, có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng CN - TTCN - TMDV – nông nghiệp còn 1%; có 165 doanh nghiệp, 16 trường học, trong đó có 2 trường THPT, 3 trường THCS, 5 trường Tiểu học, 5 trường Mầm Non, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, với trên 10 nghìn học sinh và gần 1 nghìn cán bộ, giáo viên. Đảng bộ có 1082 Đảng viên sinh hoạt ở 41 Chi bộ.

Trong năm 2017 khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm có  thuận lợi và khó khăn sau: Địa phương có truyền thống hiếu học, lãnh đạo địa phương quan tâm đến chỉ đạo hoạt động của Trung tâm;  Hội Khuyến học hoạt động tốt, các Trường học đều đạt Chuẩn quốc gia và có thành tích cao liên tục nhiều năm liền. Tuy nhiên địa bàn quá rộng, cán bộ của Trung tâm phần lớn là kiêm nhiệm nhiều việc hoặc đã nghỉ hưu, tuổi cao, sức yếu.

II. Bộ máy quản lý

1. Ban giám đốc:

- Có đủ, đúng cơ cấu thành phần theo quy định: có 1 giám đốc là PCT UBND phường, 1 phó giám đốc thường trực là giáo viên nghỉ hưu, 1 PGĐ là Hiệu trưởng THCS.

- Ban giám đốc đã  tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do phòng, sở tổ chức đầy đủ  và có chất lượng.

 

2. Công tác triển khai và thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên:

- Đã xây dựng nội quy hoạt động và thực hiện nghiêm túc trong năm 2017.

            - Đã tham mưu cho UBND trình cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn chức danh Giám đốc trung tâm, đã  phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban giám đốc.

- Thực hiện tốt công tác lưu trữ tài liệu, hồ sơ của Trung tâm theo đúng quy định.

3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch hoạt động:

-  Trong năm 2017 Ban giám đốc đã tham mưu cho địa phương về công tác chỉ đạo và quản lý và tổ chức hoạt động của Trung tâm theo đúng 5 nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm HTCĐ.

            - Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách vói Ban giám đốc, chú trọng nâng cấp điều kiện làm việc của cán bộ làm việc tại Trung tâm. Tạo điều kiện để các thành viên của Trung tân tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

            - Phối hợp với các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động: Xây dựng kế hoạch mở các lớp tuyên truyền phổ biến về pháp luật (đặc biệt các Luật mới ban hành), phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể, tổ chức. Xây dựng phong trào tự học, học suốt đời trong cán bộ, hội viên…

- Công tác tuyên truyền, vận động mọi người tham gia học tập tại TTHTCĐ: Dựa vào nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương và kết hợp với cán bộ của 24 khu phố để nắm bắt nhu cầu học tập của người dân trong phường từ đó xây dựng kế hoạch mở lớp tuyên truyền, phổ biến. Tổ chức thường trực tại Trung tâm để tư vấn cho người dân những vấn đề họ cần.

4. Quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực

           - Sử dụng nguồn kinh phí của TTHTCĐ: Năm 2017 được phân khai 40 triệu đồng, Trung tâm đã sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho công tác quản lý, mua sắm trang thiết bị và tổ chức lớp học bồi dưỡng nâng cao nhận thức trong cộng đồng theo đúng hướng dẫn của sở Giáo dục Quảng Ninh.

- Sự hỗ trợ về nguồn lực của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các hợp tác xã dịch vụ…cho hoạt động của TTHTCĐ: Địa phương tạo điều kiện xây mới và nâng cấp các Nhà văn hóa 24 khu phố, nâng cấp, mở rộng khuôn viên các Trường học, Hội trường của UBND có chỗ ngồi cho trên 200 đại biểu, có đủ hệ thống âm thanh, loa máy, các Trường học tạo điều kiện tốt nhất về CSVC và con người cho hoạt động của Trung tâm khi cần (Mòng máy tính, máy chiếu, giảng viên lớp học…)

            - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động: địa phương có 24 nhà Văn hóa khang trang, rộng rãi, có đủ chỗ ngồi cho 150 người, đủ thiết bị âm thanh, loa máy. Các khu đều được trang bị máy tính để làm việc và có tủ sách dùng chung. Riêng tại phòng thường trực của Trung tâm có đủ các bảng biểu, bàn ghế, máy tính có kết nối internet, có tủ sách pháp luật với trên 500 đầu sách. Có máy chiếu, phông chiếu (mới mua đầu năm 2017 từ nguồn ngân sách cấp phát- trị giá 15 triệu đồng).

 

III. Tổ chức hoạt động

1. Đánh giá công tác hoạt động:

         - Công tác điều tra nhu cầu học tập, việc nắm bắt về nhu cầu học tập của người dân: Thông qua nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương; qua Thường trực các tổ chức, đoàn thể; qua cán bộ khu phố, tổ dân, BCH các chi hội và qua thường trực tại Trung tâm để nắm bắt nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn phường.

            - Thông tin về nội dung, địa điểm, thời gian học kịp thời đến người dân: Qua việc phát hành giấy mời; qua điện thoại và qua kế hoạch hoạt động của Trung tâm (bảng thông báo, cổng thông tin điện tử).

            - Công tác tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tham gia học tập: Qua hệ thống loa truyền thanh của phường, qua cán bộ các tổ chức, đoàn thể và qua cán bộ khu, xóm, Trường học.

            - Các hình thức tổ chức lớp học:

            + Tổ chức lớp học phù hợp đối tượng, điều kiện  người học và nội dung của chuyên đề: Nhân dân 24 khu phố: Các Luật mới ban hành, phương pháp tổ chức các cuộc họp; Các chi bộ: Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hội phụ nữ: Bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình; Hội người cao tuổi: Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe…

            + Tổ chức lớp học theo câu lạc bộ: Các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục dưỡng sinh, trồng trọt, chăn nuôi…

            + Tổ chức lớp học mà trong đó người học thường xuyên được trao đổi, thảo luận, được hướng dẫn tự học và sử dụng Intenet vào học tập: Hội nông dân: Hướng dẫn khai thác và sử dụng mạng Internet về trồng trọt, chăn nuôi; Lãnh đạo các khu phố: Hướng dẫn khai thác và sử dụng mạng Internet để phục vụ công tác tại khu phố …

            - Tổ chức các hội thi, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động: Kết hợp với các nhà trường tổ chức trong giáo viên và học sinh.

            - Công tác quản lý và lưu trữ  hồ sơ hoạt động trung tâm: Thực hiện theo đúng hướng dẫn và yêu cầu của Phòng, Sở Giáo dục - Đào tạo.

 

  2. Kết quả thực hiện

TT

Tên hoạt động giáo dục

Số lớp (chuyên đề)

Số lượt

người tham gia

Tổng số

Nữ

1

Học chương trình xóa mù chữ, giáo dục trương trình sau biết chữ

 

 

 

2

Học nghề ngắn hạn

2

98

49

3

Chuyên đề Giáo dục pháp luật

94

9612

4306

4

Chuyên đề  Giáo dục sức khỏe

92

6312

3156

5

Chuyên đề Giáo dục môi trường

22

1654

827

6

Chuyên đề Văn hóa xã hội

27

4290

2145

7

Chuyên đề Phát triển kinh tế

9

312

208

8

Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống

37

3819

1909

9

Chuyên đề của chương trình khác

229

20305

10152

10

Các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao được phổ biến

113

48515

24257

 

VI. Đánh giá công tác huy động sự tham gia của xã hội

- Tham gia của cơ quan chuyên môn: Tốt.

- Tham gia của các doanh nghiệp: Bước đấu có sự phối kết hợp đặc biệt với các nhà trường để hướng nghiệp cho học sinh.

- Tham gia của nhà hảo tâm: Trong năm đã huy động được các nhà hảo tâm ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo học giỏi, con em thương binh, liệt sỹ…

- Tham gia của các cơ sở tôn giáo: Bắt đầu có sự phối kết hợp.

- Tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội: Tốt. Đặc biệt trong năm 2017 đã kết hợp với Hội Khuyến học tổ chức thành công Hội nghị Truyên dương gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng dân cư học tập tiêu biểu của địa phương. Kết hợp với Mặt trận tổ quốc phường tổ chức đăng ký, công nhận các Danh hiệu gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng dân cư học tập…

 

V. Hiệu quả hoạt động

            Tỉ lệ biết chữ trong các độ tuổi: 100% ; không thay đổi so với các năm trước đây.

            Số người tham gia học tại TTHTCĐ: Năm 2017 là 95330 tăng 140 người so với năm 2016

            Số hộ nghèo ở địa phương: năm 2017 là 44 hộ, so với năm 2016 giảm 09 hộ (còn 58 hộ cận nghèo).

            Đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của người dân: nhìn chung có chuyển biến tốt. Cụ thể các khu phố đều thực hiện phong trào: "Ngày cthứ bẩy xanh" để tổng vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh thoát nước. Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh tổ chức các chi hội phụ trách đoạn đường "Sáng - Xanh- Sạch - Đẹp", hàng tháng có tổ chức đánh giá xếp loại. Trên 90 % hộ gia đình có đóng phí bảo vệ môi trường để thu gom rác thải…

            Thu nhập bình quân /người/năm là 5.090 USD tăng hay giảm so với năm 2016 là hơn 500USD

            Có nhiều tiến bộ KHKT; và KN tốt được ứng dụng vào cuộc sống:

            - Khai thác và sử dụng ứng dụng tốt công nghệ 4.0 vào các hoạt động của địa phương (Chính quyền điện tử, thủ tục hành chính công được nhanh gọn thông thoáng cho người dân…)

            - Chăn nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh (Nuôi gà Đông cảo, lợn rừng, chim bồ câu, cá rô phi đơn tính….) không có dịch bệnh bùng phát.

            Đánh giá công tác phòng chống bệnh dịch cho người và vật nuôi cây trồng: Bảo đảm không để có dịch bệnh trên địa bàn. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi.

    Đánh giá công tác an ninh chính trị và tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn trong năm 2017. Không có điểm nóng về kinh tế xã hội, trật tự ATXH được giữ vững, không có vụ việc tiêu cực xảy ra.

    Đánh giá sinh hoạt văn hóa, thể thao, nếp sống văn minh của nhân dân: Người dân trong phường hăng hái tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, TDTT cộng đồng. 24/24 khu phố đều được công nhận là khu phố văn hóa.

    Số lượng người dân có việc làm mới sau học nghề ngắn hạn: 2 lớp học nghề ngắn hạn về tin học văn phòng và nấu ăn các học viên đã tạo công việc cho 98 người dân

VI. Kinh phí cho hoạt động của TTHTCĐ năm 2017, cụ thể: 

            1. Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước   40.000.000đ

            2. Kinh phí do xã hội hóa   120.000.000đ

            3. Kinh phí do học viên tự nguyện đóng góp:      3.000.000đ

 

 

 Nơi nhận:   

- Như kính gửi;

- Thường trực Đ.U; UBND xã/phường;

- LĐ TTHTCĐ;                       

- Lưu: VT.

 

 GIÁM ĐỐC   

(Kí tên, đóng dấu)                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments yet. Be the first.