CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA

1. BỆNH DO VI RÚT LÀ GÌ ?
Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành dịch, Virus Zika thuộc họ Arbovirus nhóm Flaviviridae cùng nhóm với các vi rút sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản
2. BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO ?
Ổ chứa vi rút Zika và thời kỳ lây truyền của bệnh hiện nay chưa rõ. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi mang vi rút Zika đốt truyền vi rút sang người lành. Muỗi truyền bệnh thuộc nhóm Aedes, chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày.


3. TRIỆU CHỨNG

           Từ 60% đến 80% trường hợp nhiễm vi rút Zika không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Người bệnh có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ và đau đầu.

          4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

- Tuyên truyền cho người dân đặc biệt những người đi, đến, về từ các quốc gia có dịch.   Cán bộ y tế, nhân viên làm việc tại khu vực cửa khẩu, cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút zika chủ động tự theo dõi sức khỏe và báo cáo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.

- Vận động người dân thường xuyên áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi. Thường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng chống muỗi đốt.

- Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch&hellip Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.

- Người từ vùng dịch tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 12 ngày và khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

- Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH

- Sử dụng các phòng hộ cá nhân tránh muỗi đốt.

- Thông báo với cơ sở y tế khi có biểu hiện triệu chứng.

- Khi có một ổ dịch, xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.

- Các biện pháp xử lý ổ dịch phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định.

- Phun hóa chất diệt muỗi.

6. ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA, 

"Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:"

- Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika.

- Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

- Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.

Khuyến cáo chung cho cộng đồng phòng bệnh Zika

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus  Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus  Zika qua đường tình dục.

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất