Thị trấn Mạo Khê sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm A(H7N9) lây sang người.

Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-BCĐPCDBTN ngày 21/2/2014 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014;
Để chủ động ứng phó với dịch cúm A(H7N9) gia cầm lây sang người. UBND thị trấn Mạo Khê chỉ đạo Ban phòng chống dịch bệnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thị trấn Mạo Khê. Quyết liệt triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo các khu, toàn nhân dân trên địa bàn thị trấn có kế hoạch ứng phó với dịch cúm gia cầm A(H7N9) đẩy lùi sự bùng phát của bệnh dịch.


          

             Những nguy cơ lây bệnh dịch sang người

               Vi rút cúm A(H7N9) được xác định có nguồn gốc từ gia cầm nhưng  chưa gây bệnh cảnh lâm sàng cho gia cầm, tuy nhiên vi rút lại lây truyền từ gia cầm sang người, gây bệnh cho người và có tỷ lệ tử vong rất cao. Tại các chợ gia cầm ở tỷ lệ mẫu gà xét nghiệm phát hiện dương tính với vi rút cúm A/H7N9 nhiều hơn các loài gia cầm khác, đồng thời nhiều mẫu môi trường cũng phát hiện thấy vi rút cúm A (H7N9). Vi rút cúm A(H7N9) có phương thức tồn tại và lây truyền giống vi rút cúm A(H5N1), thường được phát hiện tại những nơi tập trung buôn bán, giết mổ gia cầm có phương thức quản lý không tốt (không kiểm soát được nguồn gốc gia cầm, vệ sinh kém, lưu giữ gia cầm liên tục, ban thú y kiểm soát vệ sinh, tiêu độc khử trùng chưa chặt chẽ...).

Trước tình hình trên để khống chế dịch bệnh cúm A(H7N9) có nguy cơ lan rộng, Ban phòng chống bệnh dịch đã quyết liệt triển khai các biện pháp để ứng phó: tăng cường giám sát chợ gia cầm sống, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân...  

Với tình hình diễn biến của bệnh dịch đề nghị mọi người dân cần phải nắm chắc các diễn biến của bệnh dịch cụ thể như sau :

Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.

- Tình huống 1A: Chưa phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm, môi trường và trên người.

- Tình huống 1B: Phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.

Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.

- Tình huống 2A: Phát hiện ca bệnh xâm nhập đầu tiên, chưa phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm và môi trường

- Tình huống 2B: Phát hiện ca bệnh trong nước, chưa phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm và môi trường

- Tình huống 2C: Phát hiện ca bệnh trong nước và phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm hoặc môi trường

Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

Hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm, môi trường và trên người, nhưng điều kiện xâm nhập vào là rất nhanh, rất  lớn do vậy toàn thể nhân dân không được lơ là, chủ quan và phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng bệnh và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống xẩy ra. Với kế hoạch tỉnh Quảng Ninh đang triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với tình huống hiện tại của bệnh (chưa có ca bệnh xâm nhập), đồng thời chuẩn bị sẵn sàng khống chế dịch bệnh khi phát hiện ca bệnh xâm nhập hoặc phát hiện ca bệnh trong địa bàn thị trấn theo các khuyến cáo để chúng ta ngăn ngừa đầu tiên như: 

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; đặc biệt thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa hàng, hàng quán và khu vực chợ đưa về khu vực, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại các hàng quán, các chợ khu vực trung tâm thị trấn và các khu.

- Tăng cường giám sát tại các điểm giám sát cúm trọng điểm tại các khu vực trang trại ghăn nuôi gia súc, gia cầm có nguy cơ lây nhiễm cao. Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9). Các khu cần phối kết hợp chặt chẽ với trạm y tế, bệnh viện mỏ để cần thiết có ca nghi ngờ, xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9) sẵn sàng tiếp nhận mẫu để chẩn đoán xác định cúm A(H7N9). 

- Cơ sở y tế thị trấn khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. 

- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các khu .

- Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trên dịa bàn thị trấn để kịp thời nắm bắt thông tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

 Kiên quyết không để dịch bệnh cúm A(H7N9) xâm nhập và phát triển đe dọa an toàn sức khỏe cộng đồng, hơn lúc nào hết chính quyền địa phương chủ động chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽ với các khu tuyên truyền,  triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với bệnh dịch. Toàn dân hưởng ứng các “Chiến dịch phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1), A(H7N9)”. Mọi người phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, khuyến cáo để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9).

Nhân dân chủ động tích cực xem thông tin đại chúng phát trên tuyền hình hàng ngày và những lời khuyến cáo của Bộ Y Tế sau đây:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

Đối với với người du lịch khi đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) WHO đưa ra một số khuyến cáo như sau:

- Không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm;

- Tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm;

- Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi;

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng;

- Luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hành vệ sinh tốt;

- Đối với người có biểu hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do cúm A (H7N9) và được khám, chẩn đoán để xác định.



Các thông tin khác:
Mới nhất